Đôi nét về Đà Lạt
Được ví như một Tiểu Paris, Đà Lạt từng mộng mơ và nên thơ nhờ cái lạnh cao nguyên ban đêm, sương mù buổi sớm và những dải rừng thông bao quanh thành phố. Không gian này tuy vậy đã phần nào bị mất đi cái chất Pháp trong các kiến trúc biệt thự thiếu chăm sóc hay bị sửa đổi không phù hợp. Từ thành phố Hồ Chí Minh, theo quốc lộ 20 chừng 308km là đến. Đà Lạt là một thành phố nghỉ dưỡng trẻ trung với nhiều ưu thế tự nhiên về khí hậu và cảnh quan. Nhờ vào độ cao 1.475m so với mặt biển nên dù là một xứ nhiệt đới, Đà Lạt có được một khí hậu mát mẻ, dễ chịu của vùng ôn đới. Mặc dù có hai mùa : mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11 và mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau nhưng quanh năm Đà Lạt đều có nắng. Các nhà khí hậu học quả không quá lời khi gọi Đà Lạt là thành phố của mùa xuân. Vì thế, dịp lễ 2/9 là thời điểm hoàn hảo cho một chuyến nghỉ hè đúng nghĩa.Đến Đà Lạt bằng gì
Đây là cách thức đi cơ động và thoải mái nhất, thích hợp với những người du lịch dã ngoại, ngắm được nhiều cảnh đẹp. Chỉ dẫn:
- Từ thành phố Hồ Chí Minh, bạn đi theo quốc lộ 1A, đến ngã ba Dầu Giây thì rẽ vào quốc lộ 20 là đến Đà Lạt. Đoạn đường từ Đà Lạt đến thành phố Hồ Chí Minh dài 306km.
- Nếu từ miền Trung, bạn đi đến Phan Rang, theo quốc lộ 11, đi tiếp lên đèo Ngoạn Mục rồi theo đường đèo Dran lên Trại Mát là tới Đà Lạt (hoặc có thể đi đường Thạnh Mỹ đến Finom rẽ phải đi theo quốc lộ 20). Đoạn đường từ Phan Rang lên Đà Lạt dài 120km.
2. Đi bằng ô tô:
- Tại bến xe miền Đông, bạn có thể đi bất cứ lúc nào trong ngày, mỗi chuyến cách nhau 1 giờ đồng hồ. Chuyến cuối cùng rời bến lúc 17h chiều, do đó, bạn không thể đi quá tối. Với đoạn dường 306km từ thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt sẽ mất từ 7 – 8 tiếng đồng hồ. Giá vé khoảng 50.000 đồng/ người. Bạn có thể liên hệ phòng vé qua số điện thoại: (08) 8984442
Muốn đi xe chất lượng cao, và có thể đi vào ban đêm, bạn có thể đến các nhà xe lớn, có uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh:
Dalattoserco:Từ thành phố đi Đà Lạt mỗi ngày 4 chuyến. Từ Đà Lạt về thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày 3 chuyến.
Địa chỉ: 270 Đề Thám, Q.1, TP. HCM
Điện thoại: (08) 8369859
Chi nhánh: 9 Lê Đại Hành, TP. Đà Lạt.
Điện thoại: (063) 822479 – 825196
Giá vé: 70.000 đồng/ người
Công ty Thành Bưởi: xe 16 – 50 chỗ, chạy từ 5h sáng tới 23h, mỗi giờ có 1 chuyến.
Địa chỉ: 266 – 268 Lê Hồng Phong, Q.10, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (08) 8308090 – 8397747 – 8353123
Chi nhánh: 55 Phan Bội Châu, Đà Lạt.
Điện thoại: (063) 821264 – 837838
Giá vé: 70.000 đồng/ người
Công ty Sơn Tùng: mỗi tiếng có 1 chuyến.
Địa chỉ: 400B Lê Hồng Phong, Q.10, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (08) 8306306
Chi nhánh: 9 Nguyễn Văn Cừ, Đà Lạt.
Điện thoại: (063) 835555
Giá vé: 60.000 đồng/ người.
Mỗi ngày đều có 1 chuyến bay từ thành phố Hồ Chí Minh ra Đà Lạt khởi hành vào lúc 7h45' sáng. Đi từ sân bay Tân Sơn Nhất, thời gian bay khoảng 35 phút.
- Giá vé:
+ Khứ hồi: 928.000/ người.
+ Một lượt: 464.000/ người
Nhà nghỉ và khách sạn
Nếu bạn thích tiện lợi, trong phố, gần chợ thì hãy chọn các khách sạn ở khu trung tâm như (Golf Night Hotel, Duy Tân Hotel,Phố Núi, Đại Lợi, Ngọc Lan…Bình dân hơn thì tới dãy Khách sạn ở Phan Bội Châu, đường 3/2, Nam Kỳ Khởi Nghĩa), các khách sạn này nằm tại khu trung tâm, bất cứ giờ nào muốn đi dạo hay tìm quán ăn khuya cũng dễ hơn. Tuy nhiên, đây là những cấu trúc quần thể nhà sát nhà, kiến trúc hiện đại xô bồ chen chúc nhau với phía trước là khu kinh doanh san sát, nên ngoài cái lạnh và quần áo khác lạ ra, còn lại nó giống thành thị nơi bạn ở.
Nếu thích sang trọng, bạn có thể chọn các khách sạn Đà Lạt cao cấp như Đà Lạt Edensee Lake Resort & Spa , Saigon Dalat Hotel , La Sapinette Hotel Dalat … Tuy hơi xa trung tâm chút nhưng bù lại, bạn được ở trong khung cảnh sang trọng, lịch sự.
Ngoài ra, những khách sạn ở Đà lạt giá rẻ được mọi người đề nghị khác là: Rum Vàng, khách sạn Kỳ Hoà Đà Lạt…
Những địa điểm tham quan không thể bỏ qua
Được coi là Đà Lạt thu nhỏ bởi tại đây có đầy đủ mọi thứ dịch vụ như: biệt thự nhà vườn, hồ nước, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, bán đồ lưu niệm, nghệ thuật đá chen hoa. Mặc dù chỉ có diện tích khiêm tốn, nhưng tại đây có đầy đủ các loại hoa xoanh mướt quanh năm, với nhiều giống hoa mới đang rực rõ khoe sắc.
Thung lũng tình yêu
Thung lũng Tình yêu nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 5km về phía bắc, Thung lũng tình yêu chìm sâu bên sườn đồi với những rừng thông quanh năm xanh biếc. Thoạt đầu người Pháp gọi nơi này là Valley d’Amour; đến thời Bảo Đại làm Quốc trưởng được đổi thành thung lũng Hòa Bình. Năm 1953, khi Chủ tịch Hội đồng thị xã lúc bấy giờ là Nguyễn Vỹ đề xuất chuyển đổi tên gọi các danh từ tiếng Pháp sang tiếng Việt nhằm thể hiện tiếng độc lập của dân tộc thì khi đó cái tên “Thung lũng Tình yêu” được ra đời.
Thung lũng Tình yêu nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 5km về phía bắc, Thung lũng tình yêu chìm sâu bên sườn đồi với những rừng thông quanh năm xanh biếc. Thoạt đầu người Pháp gọi nơi này là Valley d’Amour; đến thời Bảo Đại làm Quốc trưởng được đổi thành thung lũng Hòa Bình. Năm 1953, khi Chủ tịch Hội đồng thị xã lúc bấy giờ là Nguyễn Vỹ đề xuất chuyển đổi tên gọi các danh từ tiếng Pháp sang tiếng Việt nhằm thể hiện tiếng độc lập của dân tộc thì khi đó cái tên “Thung lũng Tình yêu” được ra đời.
Hồ Than Thở
Hồ Than Thở nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6km về phía đông, theo trục đường Quang Trung – Hồ Xuân Hương.
Đến thăm nơi đây, du khách sẽ được nghe kể về những chuyện tình cảm động đã mượn nước hồ để giữ mãi mối tình chung thủy. Từ lâu, tên hồ Than Thở đã trở nên nổi tiếng với 2 câu thơ:
Hồ Than Thở nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6km về phía đông, theo trục đường Quang Trung – Hồ Xuân Hương.
Đến thăm nơi đây, du khách sẽ được nghe kể về những chuyện tình cảm động đã mượn nước hồ để giữ mãi mối tình chung thủy. Từ lâu, tên hồ Than Thở đã trở nên nổi tiếng với 2 câu thơ:
“Đà Lạt có thác Cam Ly
Có hồ Than Thở người đi sao đành”
Liêng Rơwoa (thác Voi)
Từ Thành phố Đà Lạt, đi theo hướng tây nam, qua Thác Cam Ly, qua Xã Tà Nung về tới thị trấn nam Ban Huyện Lâm Hà với khoảng cách khoảng 25km.
Từ Thành phố Đà Lạt, đi theo hướng tây nam, qua Thác Cam Ly, qua Xã Tà Nung về tới thị trấn nam Ban Huyện Lâm Hà với khoảng cách khoảng 25km.
Các Dinh I, II, III
Dinh I: Theo đường Trần Hưng Đạo đến ngã 3 Trại Hầm rồi rẽ phải đi tiếp đường Trần Quang Diệu, du khách sẽ đến được Dinh I, nơi mà sau khi người Pháp trở lại nắm quyền (1948) và lập Hoàng Triều Cương Thổ (1950), vua Bảo Đại đã dùng làm Tổng hành dinh và nơi làm việc cho các quan chức trong “lãnh thổ” của mình.
Dinh II: Dinh II là dinh thự mùa hè của Toàn quyền Decoux, hay còn gọi là dinh Toàn quyền, là nơi ở và làm việc của Decoux vào mùa hè hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 10.
Dinh I: Theo đường Trần Hưng Đạo đến ngã 3 Trại Hầm rồi rẽ phải đi tiếp đường Trần Quang Diệu, du khách sẽ đến được Dinh I, nơi mà sau khi người Pháp trở lại nắm quyền (1948) và lập Hoàng Triều Cương Thổ (1950), vua Bảo Đại đã dùng làm Tổng hành dinh và nơi làm việc cho các quan chức trong “lãnh thổ” của mình.
Dinh II: Dinh II là dinh thự mùa hè của Toàn quyền Decoux, hay còn gọi là dinh Toàn quyền, là nơi ở và làm việc của Decoux vào mùa hè hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 10.
Tọa lạc trên một ngọn đồi thông rợp bóng ở độ cao 1.540m trên đường Trần Hưng Đạo, cách trung tâm Đà Lạt 2km về hướng Đông-Nam. Dinh 2 được xây dựng từ năm 1933 là một tòa lâu đài tráng lệ gồm 25 phòng được bài trí cực kỳ sang trọng. Đứng ở nơi đây, du khách có thể nhìn thấy hồ Xuân Hương cách xa chừng 1km thấp thoáng qua những tán lá thông.
Dinh III: là tên gọi để chỉ biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau này khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ năm 1948 rồi thành lập “Hoàng triều Cương Thổ” vào năm 1950, nơi đây còn được gọi là Biệt điện Quốc trưởng. Được xây dựng từ năm 1933 gồm 25 phòng, Dinh 3 là một tòa dinh thự vô cùng trang nhã, gắn mình trong khung cảnh thơ mộng của một đồi thông ở độ cao 1539m trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây-Nam.
Dinh III: là tên gọi để chỉ biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau này khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ năm 1948 rồi thành lập “Hoàng triều Cương Thổ” vào năm 1950, nơi đây còn được gọi là Biệt điện Quốc trưởng. Được xây dựng từ năm 1933 gồm 25 phòng, Dinh 3 là một tòa dinh thự vô cùng trang nhã, gắn mình trong khung cảnh thơ mộng của một đồi thông ở độ cao 1539m trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây-Nam.
Hồ Xuân Hương
Du lịch lễ 2/9, các bạn cũng không nên bỏ lỡ Hồ Xuân Hương.Hồ Xuân Hương là một hồ đẹp nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, rộng chừng 5km. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Lê Nin, Đồi Cù,…
Du lịch lễ 2/9, các bạn cũng không nên bỏ lỡ Hồ Xuân Hương.Hồ Xuân Hương là một hồ đẹp nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, rộng chừng 5km. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Lê Nin, Đồi Cù,…
Ngoài ra còn một số địa danh nuổi tiếng khác như: Hồ suối vàng, Thác Pongour, Thác Hang Cọp, Thác Cam Ly, Thác Đamb’ri, Thiền Viện Trúc Lâm, Nhà Thờ Gà Con, Đồi Cù, Núi langbiang, Ga Đà lạt…
1. Bánh canh. Địa chỉ: Bánh canh Xuân An, số 15 Nhà Chung, nằm gần bưu điện TP. Đà Lạt, ĐT: 0633 827690. Quán chỉ bán buổi chiều, buổi sáng bán bún bò và mì Quảng, giá 25.000 – 30.000 VND/tô.
Ẩm thực tại Đà Lạt
2. Bánh bèo. Địa chỉ: Bánh bèo số 4 chính hiệu bà Hường, nay đã chuyển về 228 đường Phan Đình Phùng gần cây xăng Hồng Hưng, phục vụ từ 11h00 đến 20h00 mỗi ngày, giá khoảng 20.000 VND/phần 4 cái.
3. Bún bò ấp Ánh Sáng: Gọi là ấp song đó chỉ là một con đường bán bún bò Huế nằm ngay cạnh Hồ Xuân Hương. Khác với các nơi khác, tô bún bò Huế ở đây chân phương với nước dùng chỉ sóng sánh chút màu, khoanh giò to vừa, hành lá xắt nhuyễn và miếng huyết chín be bé. Ngoại trừ việc thiếu những trái ớt xanh sừng cong bày trên đĩa như các quán tại Huế, món bún bò tại đây gần như giữ trọn vẹn hương vị truyền thống của món ăn. Giá từ 20.000 – 30.000 VND/tô.
3. Bún bò ấp Ánh Sáng: Gọi là ấp song đó chỉ là một con đường bán bún bò Huế nằm ngay cạnh Hồ Xuân Hương. Khác với các nơi khác, tô bún bò Huế ở đây chân phương với nước dùng chỉ sóng sánh chút màu, khoanh giò to vừa, hành lá xắt nhuyễn và miếng huyết chín be bé. Ngoại trừ việc thiếu những trái ớt xanh sừng cong bày trên đĩa như các quán tại Huế, món bún bò tại đây gần như giữ trọn vẹn hương vị truyền thống của món ăn. Giá từ 20.000 – 30.000 VND/tô.
4. Nem nướng Bà Hùng. Địa chỉ: 254 Phan Đình Phùng, Đà Lạt, chỉ bán buổi chiều đến tối, duy nhất món nem nướng, giá 35.000 VND/phần. Ngoài ra còn Nem nướng bà Nghĩa - số 4 Bùi Thị Xuân bán cả ngày.
5. Quán ăn Tài Ký. Địa chỉ: 1/A2 Bùi Thị Xuân, Đà Lạt, từ Hồ xuân Hương đi lên khoảng 900 mét. Nổi tiếng với các món tiềm như gà, bồ câu, gân bò, gân heo, óc heo, ngọc hành…. tiềm với sâm và thuốc bắc nằm. Giá từ 35.000 – 50.000 VND/món.
6. Quán ăn Cu Đức: 6A Nguyễn Lương Bằng – Phường 2 – Tp. Đà Lạt. Quán rất nổi tiếng về các món ăn đặc sản Tây Nguyên để nhâm nhi, ăn chơi hay ăn cơm như bữa chính. Thực đơn quán có đến vài chục món khác nhau từ thịt rừng, gà, các món nướng…, giá từ: 59.000 – 119.000 VND, bán từ chiều tối đến khuya.
7. Hàng ăn chợ lầu Đà Lạt (chợ Lớn) đường Nguyễn Thị Minh Khai bán đủ thứ đồ ăn thức uống trên tầng 2 phía sau chợ, chỉ bán ban ngày, ngon rẻ.
8. Siêu thị bánh Liên Hoa - Đường 3/2, P1 TP. Đà Lạt – Nổi tiếng với những chiếc bánh ngọt nhỏ đẹp mắt, ngon miệng có giá từ 5.000 – 20.000 VND. Ở đây bán bánh mỳ xíu mại có vị ngon khác lạ so với những hàng bánh mỳ khác; và còn cả bánh mì chả, hủ tiếu bò kho, mì hoành thánh…, bán từ 7h00 sáng đến 11h30 đêm.
9. Bánh ướt lòng gà ở Trương Công Định nối liền Tăng Bạc Hổ (bên phải khu Hòa Bình, gần chợ Đà Lạt). Quán này nổi tiếng với cách chế biến nước mắm ngon, lạ miệng chỉ bán từ 2h00 chiều đến khoảng 7, 8h00 tối là hết.
10. Bánh tráng nướng - 112 Nguyễn Văn Trỗi 7.000 VND/cái, nếu nhiều khô bò thì 8.000 VND/cái. Quán ở bên tay trái, trước số nhà 61, bán từ 2h00 chiều đến 10h00 đêm.
6. Quán ăn Cu Đức: 6A Nguyễn Lương Bằng – Phường 2 – Tp. Đà Lạt. Quán rất nổi tiếng về các món ăn đặc sản Tây Nguyên để nhâm nhi, ăn chơi hay ăn cơm như bữa chính. Thực đơn quán có đến vài chục món khác nhau từ thịt rừng, gà, các món nướng…, giá từ: 59.000 – 119.000 VND, bán từ chiều tối đến khuya.
7. Hàng ăn chợ lầu Đà Lạt (chợ Lớn) đường Nguyễn Thị Minh Khai bán đủ thứ đồ ăn thức uống trên tầng 2 phía sau chợ, chỉ bán ban ngày, ngon rẻ.
8. Siêu thị bánh Liên Hoa - Đường 3/2, P1 TP. Đà Lạt – Nổi tiếng với những chiếc bánh ngọt nhỏ đẹp mắt, ngon miệng có giá từ 5.000 – 20.000 VND. Ở đây bán bánh mỳ xíu mại có vị ngon khác lạ so với những hàng bánh mỳ khác; và còn cả bánh mì chả, hủ tiếu bò kho, mì hoành thánh…, bán từ 7h00 sáng đến 11h30 đêm.
9. Bánh ướt lòng gà ở Trương Công Định nối liền Tăng Bạc Hổ (bên phải khu Hòa Bình, gần chợ Đà Lạt). Quán này nổi tiếng với cách chế biến nước mắm ngon, lạ miệng chỉ bán từ 2h00 chiều đến khoảng 7, 8h00 tối là hết.
10. Bánh tráng nướng - 112 Nguyễn Văn Trỗi 7.000 VND/cái, nếu nhiều khô bò thì 8.000 VND/cái. Quán ở bên tay trái, trước số nhà 61, bán từ 2h00 chiều đến 10h00 đêm.
11. Dâu Tây kem – 242D Phan Đình Phùng, Đà Lạt. Món kem độc đáo ở đây chính là món Dâu tây kem được làm từ dâu tây tươi hái tận vườn, sữa tươi, trứng và một số nguyên liệu khác., giá 8.000 VND/ly.
12. Dãy hàng đồ ăn tại khu chợ trung tâm thành phố Đà Lạt, hay còn gọi là khu phố Hòa Bình. Phố bán chủ yếu từ tối tới tận đêm khuya; các món ăn ở đây khá phong phú, từ bánh căn, bánh tráng quết trứng, súp cua tới bún bò Huế, mỳ Quảng, bún sườn, cơm tấm.. Giá cả các món ăn không quá cao, chỉ từ 6.000 VND mỗi bát súp, chiếc bánh tới 20.000 VND một bát bún, tô mỳ.
13. Bánh căn. Du khách có thể tìm thấy món này ở mọi ngõ ngách Đà Lạt nhưng ngon và nổi tiếng phải kể đến các quán nằm trên đường Tăng Bạt Hổ. Một cặp bánh có giá dao động từ 3.000 – 5.000 VND tuỳ thuộc vào nhân bánh.Thưởng thức món này ngon nhất là buổi sáng hoặc chiều tối.
Lưu ý khi đến Đà Lạt:
- Khi đến những khách sạn, nếu bạn không đi theo đoàn mà tự túc, hãy gọi trước cho khách sạn khi bạn đến, xin lại số phòng và những khách sạn tại Đà Lạt thường nhận phòng vào 14h và trả phòng trước 12h.
- Trong dịp lễ 2/9 tới đây, cháy phòng là việc không thể tránh khỏi. Các bạn hãy đặt phòng khách sạn trước 1 tuần hoặc hơn nhằm có một chuyến du lịch thoải mái nhất.
- Không nên để những vật dụng quý giá tiền bạc trong phòng khách sạn, hãy mang theo bên mình, tốt nhất hạn chế mang theo và gửi tiền vào thẻ ATM.
- Khi ra khỏi khách sạn bạn nên gửi lại chìa khóa cho lễ tân, nếu gửi đồ gì nhớ lấy giấy xác nhận cẩn thận.
- Trong phòng khách sạn hoặc nhà nghỉ ngoại trừ nước suối ra thì tất cả các loại bánh, nước đề bị tính phí cao và nhớ kiểm tra kĩ những vật dụng trong phòng khi vào nhận phòng.
- Tại Đà Lạt, dọc đường chợ Đêm, những điểm du lịch thường bán loại trái thường được gọi là ổi lê, nên nhớ kỹ đừng mua loại ổi này nhé vì đây là những trái ổi bình thường nhưng được gọt vỏ và nhuộm xanh.