Cầu Rakotz ở Kromlau, Đức
Chức năng cơ bản nhất của một cây cầu là giúp con người đi từ điểm A đến điểm B. Tuy nhiên, không phải mọi cây cầu đều có một dáng thẳng tắp đơn điệu, đôi khi, một chút sáng tạo với thiên nhiên có thể làm nên một tuyệt phẩm đẹp mê hồn. Một trong số đó là cây cầu Rakotz ở Đức, hình ảnh cây cầu in mình xuống dòng nước trong xanh tạo nên một sự cân đối, hài hòa, long lanh mà thi vị.
Cầu treo Langkawi
Trải rộng trên bầu trời ở Malaysia
Kiến trúc sư Mayur Kanaiya đã tạo nên một kiểu kiến trúc đặc biệt cho cây cầu trời Langkawi. Cây cầu cáp treo dài 125m uốn cong trên đỉnh núi Gunung Mat Cincang tại đảo Pulau Langkawi. Cầu Langkawi Sky được mệnh danh là cây cầu kỳ dị nhất thế giới dành cho những người thích cảm giác mạnh. Họ có thể đứng chơi vơi giữa trời và chạm tay vào những làn mây.
Kỳ quan thiên nhiên ở Ấn Độ
Không cần gạch, vữa, hay thậm chí là những tấm gỗ vuông đúng tiêu chuẩn, ngôi làng Cherrapunji ở bang Meghalaya, Ấn Độ - được biết đến như một trong những nơi ẩm ướt nhất trên thế giới – đã xây dựng một chiếc cầu từ rễ cây. Từ lâu, người dân bộ lạc War-Khsis đã học cách chế ngự sự phát tán của rễ cây Ficus trên bản địa phát theo một hướng nhất định. Họ sử dụng tre để hỗ trợ trong việc nén rễ cây, và những chiếc cầu kiểu này đã được hình thành như thế. Anh Ravi Kodakandla, người dùng tại Quara.com cho biết, một số cây cầu dài hơn 30m và có thể chịu được sức nặng của 50 người.
Cầu chìm ở Hà Lan
Trong khi hầu hết các cây cầu bắc ngang qua mặt nước, cây cầu chìm tại Fort de Roovere gần làng Halsteren lại mang đến cho khách du lịch một cái nhìn hoàn toàn mới lạ. Cầu chìm nằm kiên cố giữa hai hàng nước, mặt cầu phẳng lặng chìm hẳn xuống, tạo một lối đi vừa vặn cho người qua sông. Các bức vách có vai trò như một con đập để giữ nước không được tràn vào. Cây cầu có cấu trúc pha trộn hoàn hảo với thiên nhiên xung quanh tạo nên vẻ đẹp cân đối.
Cầu cuộn ở London
Ở London, cây cầu cuộn dài 12m sẽ thu về một bên để nhường đường cho tàu thuyền chạy thông qua con kênh Grand Union ở Paddington Basin. Tám tấm gỗ bản lề với viền thép bao quanh sẽ cuộn tròn cho đến khi hai đầu cầu chạm nhau, tạo thành một hình bát giác. Vào buổi trưa thứ Sáu hàng tuần, cây cầu thực hiện cú nhào lộn của mình, cuộn thành một khối tròn thu gọn vào một bên bờ trước sự chiêm ngưỡng của đám đông du khách.
Cầu đá ở Yemen - biểu tượng của sự kiên cường
Kỹ sư cơ khí Achilleas Vortselas dành cho cây cầu đá này một tình cảm đặc biệt. Ông nói “Không có cây cầu hiện đại nào có thể so sánh với vẻ hùng vĩ, kiêu sa của cầu vòm đá truyền thống. Cầu đá thường thể hiện sự kiên cường của con người để vượt qua những trở ngại về thể chất, thậm chí với các phương tiện kỹ thuật khiêm tốn. Cầu Shaharah ở Yemen là một trong những trường hợp kỳ diệu đó.”.
Một chút cái nhìn sắc sảo của con người trước vẻ hoang dại của thiên nhiên, một chút sự can thiệp của bàn tay nhân loại đã giúp cho thiên nhiên tươi đẹp càng trở nên lộng lẫy, kỳ diệu hơn trong mắt mọi người.