Đầu xuân leo núi Thần Đinh cầu an

Ngày 14.2 (mồng 5 tết), hàng ngàn người đã lên núi Thần Đinh (ở xã Trường Xuân, H.Quảng Ninh, Quảng Bình) để dâng hương cầu an ở dấu tích chùa Non, bắt đầu mùa lễ xuân Quý Tỵ 2013.

< Đỉnh núi Thần Đinh chìm trong sương mù.

Khu di tích chùa Non, núi Thần Đinh là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn với du khách. Những người thành tâm khi đến dâng hương, uống nước giếng thần sẽ gặp nhiều may mắn, tránh được ốm đau bệnh tật, cả năm làm ăn phát đạt.

< Đường lên đỉnh núi.

Núi Thần Đinh nằm ở vùng đất địa linh nhân kiệt, vị thế rất đẹp. Dọc đường lên đỉnh núi, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm cảnh vật xung quanh với khung cảnh nhà cửa mái ngói, đồng ruộng thanh bình; ở phía khác là sông ngòi uốn lượn.

< Đường dốc nên khách hàng hương phải mua gậy chống.

Núi Thần Đinh bây giờ vẫn còn giữ được vẻ nguyên sơ đá xanh xen lẫn cây rừng. Vì thế, khí hậu trên núi rất trong lành, dễ chịu; mùa hè thì mát rượi, mùa đông lại không lạnh. Điều đặc biệt, trên ngọn đỉnh núi có một khoảnh đất rộng khá bằng phẳng.

< Đường đi xuyên qua nhiều lùm cây với nhiều đoạn dốc như dựng đứng.

Theo sử sách ghi lại thì ở đó có chùa Kim Phong (còn gọi là chùa Non) được dựng vào những năm 1701; hiện vẫn còn dấu tích là nền gạch, am thờ, cổng. Tương truyền, đây là vùng đất linh thiêng “Đầu Mâu đa tiên, Thần Đinh đa phật”.

< Bà và cháu cùng dìu nhau lên.

Du khách muốn lên chùa chiêm bái, nếu theo đường thủy đến bến Chùa ở chân núi phải theo 1.225 bậc đá. Còn nếu đi theo đường Hồ Chí Minh (nhánh đông), đến địa phận xã An Ninh, huyện Quảng Ninh rẽ lên phía Tây, đi chừng 8 km sẽ đến chân núi Thần Đinh. Từ chân núi lên đỉnh, nơi có chùa Non du khách phải vượt qua chặng đường dốc với 1.260 bậc đá (có nguồn ghi là 1225 bậc đá).

< Một số người mệt ngồi nghỉ tranh thủ nạp thêm năng lượng.

Lên núi, du khách sẽ vào chiêm bái ở chùa, miếu, sau đó xuống giếng Tiên lấy nước thánh. Trên núi có nhiều hang động, đặc biệt động Chuông, động Trống. Trong động có nhiều thạch nhũ với nhiều hình dạng tiên, Phật kỳ bí, huyền diệu.

< Sau 1.260 bậc đá, khu vực đỉnh núi đã hiện ra trong sương mù dày đặc. Khu vực chính trên núi tập trung rất đông người.

Trên vách núi sừng sững lại có cả giếng nước trong bốn mùa không cạn. Gọi là giếng nhưng thực ra là một hốc đá có nước chảy ra liên tục, múc không bao giờ cạn. Khách hành hương lên núi ai cũng cầm chai, bình múc về sử dụng.

< Cầu nguyện tại những dấu tích còn sót lại của chùa cũ trên núi.

Trên đỉnh núi Thần Đinh có một khu đất rộng, khá bằng phẳng với chừng 200 m2 là nơi người xưa chọn để xây dựng chùa Non. Theo sử sách và văn bia ghi lại, từ xưa trên núi Thần Đinh có chùa Kim Phong cổ tự (chùa cổ Kim Phong) dân gian quen gọi là chùa Non. Núi Thần Đinh có phong cảnh đẹp nổi tiếng gần đế đô (Huế).

< Những bạn trẻ lại thích leo cao hơn nữa...

< Nhiều người mạo hiểm leo lên những ngọn núi đá cao.

< Nghiêng mình kính cẩn trước những ngôi mộ thần linh.

Núi có 3 đỉnh là đỉnh Kỳ Lân phía đông, đỉnh Thần Đinh phía tây bắc, đỉnh Long Lão cao nhất ở tây nam. Ba Đỉnh chầu lại thành thung lũng trên núi được nối kết bởi sườn núi đất như yên ngựa.

< Qua thời gian và chiến tranh tàn phá, dù đã mấy lần tôn tạo nhưng hiện nay núi Thần Đinh chỉ còn lại một ngôi miếu nhỏ và nền móng của ngôi chùa cũ.

Ở đó có Kim Phong cổ tự dựa lưng vào núi đất, có tháp bên tả, có miếu Thần Đinh Sơn thần bên hữu. Cạnh bên tả chùa có hang núi. Chùa hướng về bắc, nhìn ra cửa Nhật Lệ.

< Trên đường đi lấy nước ở “giếng thánh".

Ở đó có Kim Phong cổ tự dựa lưng vào núi đất, có tháp bên tả, có miếu Thần Đinh Sơn thần bên hữu. Cạnh bên tả chùa có hang núi. Chùa hướng về bắc, nhìn ra cửa Nhật Lệ.

< Nước “giếng thánh” chảy ra từ một hốc đá nhỏ.

Đứng trên núi Thần Đinh nhìn về phía Đông là một vùng đồng bằng rộng lớn của huyện Quảng Ninh, có dòng sông Đại Giang chảy qua rất hữu tình. Thu hút du khách đến với chùa Non, núi Thần Đinh không chỉ là phong cảnh núi non hữu tình mà đây còn là nơi lưu truyền câu chuyện thực hư "Đầu Mâu đa tiên, thần Đinh đa phật".

Chuyện được lưu truyền lại rằng, núi Thần Đinh là ngọn núi khá độc đáo, là ngọn núi đá vôi cuối cùng trong mạch chạy từ Vân Nam (Trung Quốc) về nước ta. Núi Thần Đinh hiện nay vẫn còn giữ nguyên trạng như xưa, cây rừng mọc dày đặc um tùm như chưa từng bị bàn tay con người đụng đến. Trên núi có nhiều hang động, đặc biệt động Chuông, động Trống. Khi có ai gõ vào hoặc những cơn gió đi qua làm vang lên âm thanh như trống đánh, chuông gõ.
< Gần như ai cũng ra về với những bịch nước trên tay.

Trong động có nhiều thạch nhũ với nhiều hình dạng có cả dáng tiên, hình Phật. Trên vách núi sừng sững lại có cả giếng nước trong bốn mùa không cạn. Thời điểm mà chúng tôi có mặt tại núi Thần Đinh là lúc cao điểm của đợt nắng nóng năm nay, nhưng giếng nước trên núi vẫn đầy ắp, có rất nhiều du khách dùng chai nước khoáng để lấy nước mang về dùng để cầu phúc, cầu tài.

Du lịch, GO! - Tổng hợp từ Dân Trí, iHay và nhiều nguồn khác.