(Tiếp theo) Theo tự điển Wikipedia: Bà Rịa là một thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nằm cách TP Hồ Chí Minh 90 km về phía Đông Nam, cách Vũng Tàu 20 km về hướng Đông Bắc với các chứng tích lịch sử cách mạng như di tích Nhà Tròn, địa đạo Long phước...
< Qua cầu Phước Tân thì gặp ngã 3, phía trái là nhà máy nước Sông Dinh. Mình vẫn chạy thẳng.
Thành phố Bà Rịa có diện tích 91,46 km² với dân số là 122.424 người (dữ liệu tháng 8 năm 2012) gồm 11 đơn vị hành chính cấp phường xã trong đó bao gồm 8 phường và 3 xã.
< Qua nhiều cánh đồng xanh ngắt, mình gặp bùng binh Cống Bà Dụng (vị trí tại đây). Bùng binh này cũng là nơi chấm dứt của con đường Hoàng Diệu được nâng cấp mở rộng. Qua phía bên kia bùng binh sẽ là đường Võ Thị Sáu kéo dài đến ngã 5 Chợ Mới.
Trở về thời xa xưa: năm 1832, dưới thời vua Minh Mạng, Bà Rịa là phủ lỵ của phủ Phước Tuy. Thời Việt Nam Cộng hòa, thành phố Bà Rịa về mặt hành chính chỉ là cấp xã Phước Lễ, vừa là quận lỵ quận Châu Thành Phước Tuy, vừa là tỉnh lỵ tỉnh Phước Tuy.
< Chạy thêm một đoạn dài nữa, sau khi qua cây cầu có tên Tham Lương thì đường nhỏ lại (vẫn là đường Võ Thị Sáu), khung cảnh đồng quê yên bình.
Ngày 8 tháng 12 năm 1982, thị trấn Bà Rịa được thành lập từ xã Phước Lễ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai. Khi đó thị trấn Bà Rịa phía đông giáp xã Long Điền, huyện Long Đất, phía tây giáp xã Long Hưng, phía bắc giáp xã Hòa Long, phía nam giáp Tim Sông và Cầu Cỏ May thuộc đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo...
< Ngã 5 Chợ mới Long Điền đây (chợ ngay bên phải - các nhánh còn lại đi Hòa Long, Long Phước và thị trấn Long Điền), bọn mình chạy thẳng hướng về QL55 nhưng không đi quốc lộ này đâu.
Ngày 2 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ban hành nghị định số 45/CP thành lập Thị xã Bà Rịa trên cơ sở tách ra từ huyện Châu Thành và hoạt động từ ngày 15 tháng 8 năm 1994.
Ngày 22 tháng 8 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 43/NQ-CP thành lập Thành phố Bà Rịa trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Bà Rịa.
< Đường đi lúc này lại rộng thênh thang, mang tên là Dương Bạch Mai.
Bà Rịa là một đầu mối giao thông của các tuyến quốc lộ là 51, 52, 56 và tỉnh lộ 52. Bà Rịa còn là một đầu mối giao thông buôn bán, có đường ống khí đất chạy qua, có điều kiện phát triển thương mại và những ngành công nghiệp sử dụng khí đốt làm nguyên liệu và nhiên liệu.
< Đình Thần Long Điền (Long Hương) đây, cửa đóng the cài nên mình không vào.
Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Thành phố Bà Rịa là 1.215 tỷ đồng, tăng 18,7% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ thương mại 2.700 tỷ đồng, tăng 25%. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt gần 112 tỷ đồng. Tại thành phố, một số hoạt động nông nghiệp như trồng cà phê, cao su, điều phát triển mạnh, các mục tiêu an sinh xã hội được thực hiện tốt, đường xá được mở rộng tạo thuận tiện trong giao thông - mức sống người dân được nâng cao.
< Đối diện bên kia đường là Đền thờ Liệt sĩ huyện Long Điền, Bàu Thành - nơi bọn mình muốn thăm cũng nằm trong đó.
Cửa chính đóng kín nhưng ngách bên vẫn mở: vậy là mình chạy xe vào. Một cậu thanh niên mặc đồ dân quân đứng ngay cửa, mình hỏi 'Có vào được không em?' - 'Chú cứ vào'.
< Mình chạy thẳng vô trong, địa điểm nơi này tại đây - trong một khuôn viên rất rộng và sạch đẹp. Ảnh là từ trong nhìn ra cổng.
Nếu tính riêng Bà Rịa thì nơi đây không có địa điểm du lịch lớn (núi Dinh không thuộc thành phố BR), vậy nhưng ở đây có một món ăn nổi tiếng mà khi đến Bà Rịa, bạn không thể nào bỏ qua: đó là bánh canh Long Hương.
< Phía phải nhìn từ trong là cổng của Đền thờ Liệt sĩ Long Điền.
Chuyến này mình chỉ 'quá giang' vùng ven TP Bà Rịa, chủ ý hướng về Long Điền. Long Điền là một huyện của tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu, có trung tâm hành chính đặt tại thị trấn Long Điền.
< Đền thờ nằm sau cổng, ở phía trong. Dĩ nhiên là nếu muốn đốt nén hương hoặc tham quan, khách cứ bước vào thoải mái.
Huyện có diện tích tự nhiên là 7.699,36 ha với 2 thị trấn và 5 xã, dân số khoảng 125.179 người (thống kê năm 2009).
Trong lịch sử xưa, huyện Long Điền là toàn bộ tổng An Phú Thượng.
< Mình đậu xe gần chiếc cầu nhỏ vắt ngang hồ.
Năm 1954, huyện Long Điền là quận Long Điền.
Năm 1975, huyện Long Điền một phần của huyện Long Đất tỉnh Đồng Nai, sau là thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ngày 01/1/2004, huyện Long Điền chính thức thành lập khi Chính phủ chia huyện Long Đất cũ thành hai huyện Long Điền và Đất Đỏ theo nghị định 152/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 12 năm 2003.
< Cây cầu hơi bị rêu phong, tạo nên nét cổ kính chứ không sáng giới như bên đền thờ LS.
Một địa điểm mà bọn mình đã lên kế hoạch trước chuyến đi là sẽ ghé Bàu Thành, nơi có Đền thờ Liệt sĩ - Nếu có thể thì ghé thăm luôn Đình Thần Long Điền (Long Phượng). Đây là 2 trong 3 địa điểm (Bàu Thành, đình Thần Long Điền và chùa Long Bàn) di tích lịch sử có từ thời mở cõi (Do thị trấn Long Điền trước kia là Luỹ Thành thời vương quốc Phù Nam và sau này là Chân Lạp.).
< Mặt nước phẳng lặng trên Bàu Thành, bao nhiêu bụi đường như rơi vãi lại sau lưng. khung cảnh thật thanh tịnh.
Đây cũng là những địa điểm mà các nhà khoa học đã từng khai quật nhiều lần, tìm thấy nhiều hiện vật của nền văn minh Óc Eo, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM. Các di tích này hiện còn nhiều điều bí ẩn, chỉ có những công trình nghiên cứu lớn nữa mới có thể làm sáng tỏ một nền văn minh xưa.
< Đứng trên này, mình chụp một phát toàn cảnh khu Đền thờ Liệt sĩ...
Chuyện lưu truyền trong dân gian về Bàu Thành là nơi mà vua nước Chân Lạp dùng cho voi tắm và uống nước. Tuy nhiên sự kiện đó diễn ra vào cuối thế kỷ XVII (1674), cách ngày nay 332 năm...
< ... và một góc vùng ven hồ.
Bàu Thành thực chất là tên gọi mang tính dân gian truyền miệng của người Việt khi mới đến khai phá vùng đất này dùng để chỉ địa điểm họ đang sinh sống - nơi có bàu nước và có bờ đất đắp cao (giống như bức tường thành mà họ đã từng gặp) nên gọi ghép là Bàu Thành.
< Theo ảnh vệ tinh thì con đường sẽ bọc vòng quanh Hồ Thành, vậy nên mình lấy xe chạy thẳng qua cầu, vào trong. Đường láng nhựa tốt, phía phải là một quán giả khát ven hồ với tầm nhìn rộng.
< Vắng vẻ và yên tịnh, chỉ thấy thấp thoáng vài người đang thả câu dưới hồ dù ngoài cổng có tấm bảng to: 'Cá nuôi, cấm câu cá'!
< Chạy mãi vào phía trong, bọn mình dừng xe lại ngắm cảnh, đốt điếu thuốc.
Sau này tại Long Điền còn xuất hiện các địa danh chợ Thành, giáo xứ họ Thành... v.v. Địa điểm Lũy Phước Tứ ngày xưa Trịnh Hoài Đức đã mô tả trong sách “Gia Định Thành thông chí” chính là vị trí thôn Long Phượng ngày nay. Các cụ cao niên ở địa phương cho biết khu đất nơi có đình Long Phượng và chùa cổ Long Bàn tọa lạc xưa có tên gọi là Gò Đồn. Niên đại của Bàu Thành còn sớm hơn nhiều.
< Từ đây, phóng tầm mắt ra hồ thấy quán cà phê bên phải - phía trái là cầu tàu hình chữ T để du khách ra thưởng ngoạn.
Qua nghiên cứu các vết tích và di vật khảo cổ học, các nhà chuyên môn cho rằng “Loại hình di tích gò - bàu dạng Bàu Thành có nội hàm như là một trung tâm tôn giáo, phục vụ đời sống tâm linh, thực hiện các lễ hội của các tín đồ Ấn Giáo trong vùng và nước trong bàu chỉ dùng để thực hiện nghi lễ “tắm rửa” tượng hoặc phục vụ ăn uống”.
< Nghỉ chân nửa tiếng rồi bọn mình trở ra, bấy giờ chỉ mới 9h28 phút - trời vẫn âm u nhưng không mưa giọt nào, ít ra ở chỗ bọn mình đi.
Bàu Thành và Đền Liệt Sĩ Long Điền: một nơi bạn đừng quên ghé vào nếu có đi ngang qua.
Trong văn hóa dân gian, đã từng có những câu ca dao mang tên địa danh này, ví dụ:
Bao giờ Bưng Bạc hết sình
Bàu Thành hết nước thì mình hết thương
Đơn giản, chân chất như chính những người dân tại Long Điền vậy.
< Rời Bàu Thành, vẫn theo con đường Dương Bạch Mai: mình gặp liền hai ngã 4 liên tiếp. Đường lớn cắt ngang đó chính là QL55 đấy, nếu rẽ trái sẽ đi thị trấn Đất Đỏ, còn phải là vào thị trấn Long Điền...
Riêng bọn mình, đơn giản chỉ nghĩ rằng nơi đây sẽ là cảnh đẹp, đang để tham quan khi ngang qua địa danh này.
< Không chọn QL55 nên bọn mình vẫn chạy thẳng: đây chính là đoạn đường liên xã ngắn nối đến TL44B, đường nhỏ thôi nhưng lạ lẫm. À, ảnh trên có núi, bạn biết núi gì không?
Đó chính là núi Đá Dựng nằm trên địa phận 3 xã là Tam Phước, Phước Hưng và An Ngãi., xa hơn nữa là núi Minh Đạm.
< Mặt đường ướt đẫm chứng tỏ là trời đã mưa trước lúc mình đến đây. Không ngại gì, chỉ thêm mát mẻ thôi.
Cột kilomet bên đường cho biết còn 7 cây số nữa là đến thị trấn Phước Hải, tại đấy có những làng chài ven biển.
< Một màu xanh ngắt của đồng ruộng nhưng không phải là lúa.
Qua núi Đá Dựng, dãy núi Minh Đạm tại Long Hải đã lộ diện phía chân trời rồi.
< Qua một nhánh rẽ vào chùa Sắc Tứ Vạn An thuộc ấp Phước Trinh, xã Tam Phước, huyện Long Điền.
Mặt đường vẫn ướt nhưng không mưa thêm hạt nào.
< Đây mới là ruộng lúa 'xanh ngát một màu', phía xa là núi Minh Đạm mờ mờ ảo ảo.
< Rồi bọn mình chạy qua rất nhiều khoảnh vườn kỳ lạ này: trông sơ chỉ thấy các gốc cây trên nền đất đỏ, chung quanh căng lưới. Vậy nhưng nhìn kỹ lại thì đầy vịt, vịt nuôi mỗi vườn chắc cũng mấy ngàn con, nhiều lắm.
< Đường rất vắng xe nhưng đầy hương đồng nội.
< Cột cây số trên TL44B báo Long Hội còn 7km nữa.
< Mặt đường ướt đẫm, có lẽ mưa trước đó chỉ nửa tiếng thôi. Đây là một may mắn nhỏ trong chuyến đi.
< Phượng đỏ báo hiệu mùa hè nở rộ khắp nơi, chắc các em học sinh trông chờ lắm đây.
< Ngã 3 Phước Hội đến rồi đây (thật ra là ngã 4), rẽ trái đi Đất Đỏ - chạy thẳng đi Lộc An... còn nếu quẹp phải như bọn mình thì vào Phước Hải.
Nơi ghé kế tiếp sẽ là Mộ Ông tại Phước Hải.
Bạn chờ xem tiếp bài sau nhé.
Còn tiếp
Sau một chuyến đi - Phần 1 - Phần 2 - Phần 3 - Phần 4 - Phần 5 - Phần 6 - Phần 7 - Phần 8
Du lịch, GO! - Điền Gia Dũng