1. Sa mạc Lut (Iran): 70,6 độ C
Nằm trong khu vực khí hậu cực kỳ khắc nghiệt và hẻo lánh, bao bọc 4 phía bởi các dãy núi và các "kim tự tháp cát" cao nhất thế giới, sa mạc Lut được ghi nhận là vùng đất nóng nhất trên Trái đất với nhiệt độ lên tới 70,7 độ C.
Nơi đây nóng tới mức sữa tươi không thể "hỏng" bởi vi khuẩn không thể tồn tại và phát triển ở nhiệt độ đó. Vì thế, sa mạc Lut được thừa nhận là vùng đất chết.
2. Vùng đất chết thuộc Queensland (Australia): 68,9 độ C
Một vùng đất chết thuộc bang Queensland, phía Đông Bắc Australia có nhiệt độ lên tới đỉnh điểm là 69,4 độ C. Nhiệt độ khắc nghiệt khiến nơi đây và những khu vực lân cận gần như không có sự sống.
3. Turpan (Trung Quốc): 66,7 độ C
Ốc đảo Turpan là điểm thấp thứ hai trên bề mặt Trái đất (chỉ sau Biển Chết) và cũng là nơi nóng, khô nhất Trung Quốc. Turpan nằm giữa sa mạc Taklamakan, thuộc địa phận Tân Cương, địa đầu phía Tây Trung Quốc.
Mùa hè ở đây dài lê thê, nhiệt độ trung bình luôn vào khoảng 39 độ C, khi nóng nhất, nhiệt độ lên tới 66,7 độ C. Dù khí hậu khắc nghiệt, hàng ngàn người dân Trung Quốc vẫn sinh sống và trồng trọt tại ốc đảo này. Một điểm độc đáo là nhiều người dân ở đây có thói quen vùi chân, tay xuống cát bởi họ xem đó là phương pháp trị bệnh hiệu quả.
4. El Azizia (Libya): 57,8 độ C
Nhiệt độ cao kỷ lục được trên trạm khí tượng tại El Azizia ghi nhận vào ngày 13/12/1922 lên tới 57,8 độ C.Nguyên nhân khiến sa mạc El Azizia đạt mức nhiệt cao kỷ lục là do những cơn gió thổi từ phương Nam đã mang theo dòng không khí khô nóng, vượt qua sa mạc Sahara, kết hợp với mức nhiệt sẵn có trên bề mặt El Azizia làm nhiệt độ tại đây cao bất thường. Mặc dù nhiệt độ trung bình lên tới 48 độ, vẫn có hơn 300.000 cư dân sinh sống ở thành phố này.
5. Thung lũng Chết (Hoa Kỳ): 56,7 độ C
Thung lũng Chết là một thung lũng dài và hẹp nằm giữa hai bang California và Nevada của Mỹ. Điều kiện tự nhiên ở đây rất khắc nghiệt, nhiệt độ mùa hè thường trên 49 độ C, nhiệt độ đạt mức kỉ lục là 56,7 độ C.
Đây được xem là điểm nóng nhất nước Mỹ nên ở đây gần như không có cư dân sinh sống, ngoại trừ khách du lịch và nhân viên của vườn quốc gia.
6. Ghadames (Libya): 55 độ C
Được ví là "hòn ngọc" của sa mạc Sahara, Ghadames đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nhiệt độ trung bình là 41 độ C, nhiệt độ đỉnh điểm đo được ở đây là 55 độ C. Nhiều đường phố của Ghadames được thiết kế có mái che để đảm bảo sinh hoạt cho khoảng 7.000 người Berber sống ở đây.
7. Kebili (Tunisia): 55 độ C
Rất gần với thành phố cổ Ghadames là ốc đảo sa mạc Kebili, miền Trung Tunisia. Mặc dù mùa hè ở đây nóng bỏng rát (nhiệt độ cao nhất đo được là 55 độ C), mùa đông lại lạnh lẽo, nhưng Kebili là một trong những thành phố đầu tiên có người sinh sống ở Tunisia và hiện là nơi trú ngụ của khoảng 18.000 người.
8. Timbuktu (Mali): 54,5 độ C
Thành phố cổ Timbuktu nằm ở miền Nam sa mạc Sahara thuộc Mali là một di sản văn hóa thế giới khác được UNESCO công nhận. Timbuktu hiện có dân số lên tới 32.000 người. Tháng Năm là tháng nóng nhất trong năm tại đây với nhiệt độ trung bình là 42,8 độ C, lúc đỉnh điểm là 54,5 độ C.
9. Tirat Tsvi (Israel): 54 độ C
Khu đất định cư của Tirat Tsvi nằm sâu 220m dưới mực nước biển, cách biên giới miền Tây Jordan vài km. Năm 1942, nhiệt độ cao nhất ở khu vực này là 54 độ C và là nơi nóng nhất châu Á thời điểm đó.
Tuy dân số dưới 1.000 người nhưng Tirat Tsvi lại là nơi sản xuất chà là lớn nhất cả nước với hơn 18.000 gốc cây vươn lên, chống chọi với nắng nóng khắc nghiệt.
10. Wadi Halfa (Sudan): 52,8 độ C
Wadi Halfa là một thị trấn thung lũng bên rìa sa mạc Nubian với 15.000 cư dân sinh sống tại điểm cực Bắc của Sudan. Trong những tháng hè, nhiệt độ trung bình vào khoảng 42,2 độ C, cao nhất là 52,8 độ, không khí vô cùng nóng bức, ngột ngạt.
Dù khí hậu không thuận lợi, Wadi Halfa vẫn là một trung tâm thương mại quan trọng, là cầu nối của tuyến đường thủy và đường sắt giữa Ai Cập và Sudan.